1. Căn cứ xây dựng quy trình bảo mật thông tin, khách quan và trao đổi thông tin:
Bảo mật thông tin, khách quan và trao đổi thông tin là một trong các yêu cầu của ISO 15189:2022, cụ thể đây là yêu cầu trong mục 4.2 và 8.6.2 của ISO 15189:2022
4.2. Bảo mật
4.2.1. Quản lý thông tin
Phòng xét nghiệm phải chịu trách nhiệm, thông qua các thỏa thuận có hiệu lực pháp lý, đối với việc quản lý tất cả thông tin bệnh nhân thu được hoặc tạo ra trong quá trình thực hiện các hoạt động của phòng xét nghiệm. Quản lý thông tin bệnh nhân phải bao gồm quyền riêng tư và bảo mật. Phòng xét nghiệm phải thông báo trước cho người dùng và/hoặc bệnh nhân về thông tin mà phòng xét nghiệm dự định đưa vào phạm vi công khai. Ngoại trừ thông tin mà người dùng và/hoặc bệnh nhân công khai, hoặc khi có sự đồng ý giữa phòng xét nghiệm và bệnh nhân (ví dụ: cho mục đích phản hồi khiếu nại), tất cả các thông tin khác được coi là thông tin bảo mật và sẽ được coi là bí mật.
4.2.2. Cung cấp thông tin
Khi phòng xét nghiệm được pháp luật yêu cầu hoặc được ủy quyền theo thỏa thuận hợp đồng để cung cấp thông tin bảo mật, bệnh nhân liên quan sẽ được thông báo về thông tin được tiết lộ, trừ khi bị pháp luật cấm.
Thông tin về bệnh nhân từ một nguồn khác ngoài bệnh nhân (ví dụ: người khiếu nại, cơ quan quản lý) phải được phòng xét nghiệm giữ bí mật. Danh tính của nguồn này sẽ được phòng xét nghiệm giữ bí mật và không được chia sẻ với bệnh nhân, trừ khi được sự đồng ý của nguồn cung cấp thông tin.
4.2.3. Trách nhiệm nhân sự
Nhân sự, bao gồm mọi thành viên của tổ chức, nhà thầu, nhân viên của các cơ quan bên ngoài hoặc cá nhân có quyền truy cập vào thông tin của phòng xét nghiệm thay mặt cho phòng xét nghiệm, phải giữ bí mật tất cả thông tin thu được hoặc tạo ra trong quá trình thực hiện các hoạt động của phòng xét nghiệm.
8.6.2. Phản hồi của bệnh nhân, người dùng và nhân viên phòng xét nghiệm
Phòng xét nghiệm phải tìm kiếm phản hồi từ bệnh nhân, người dùng và nhân viên của mình. Phản hồi phải được phân tích và sử dụng để cải thiện hệ thống quản lý, các hoạt động của phòng xét nghiệm và dịch vụ cho người dùng.
Hồ sơ phản hồi phải được duy trì bao gồm cả các hành động được thực hiện. Phải thông báo cho nhân viên về các hành động được thực hiện phát sinh từ phản hồi của họ.
2. Nội dung của quy trình bao gồm những nội dung chính sau:
5.1. Bảo mật thông tin
Các nội dung thông tin cần bảo mật
Quy định chung về bảo mật thông tin
Cam kết bảo mật thông tin đối với nhân viên PXN
Cam kết bảo mật thông tin đối với các nhân, tổ chức bên ngoài PXN.
5.2. Trao đổi thông tin
Trao đổi thông tin nội bộ
Trao đổi thông tin với khách hàng
5.3. Thực hiện Y đức
Các nội dung về Y đức
5.4. Xung đột quyền lợi
Các nội dung về xung đột quyền lợi
3. Các biểu mẫu đi kèm để thực hiện hồ sơ gồm:
- Cam kết bảo mật thông tin, đảm bảo tính khách quan và chất lượng công việc
- Cam kết bảo mật thông tin dành cho cá nhân, tổ chức bên ngoài
- Sổ theo dõi khách viếng thăm/làm việc
- Danh sách thông tin liên lạc nội bộ
- Biên bản họp hệ thống QLCL
- Thông báo khách hàng
Đặc biệt, chúng tôi sẽ hướng dẫn khách hàng cách ghi chép các biểu mẫu để hoàn thiện hồ sơ đáp ứng yêu cầu của ISO 15189:2022
Ngoài ra, nếu bạn muốn sử dụng trọng bộ tài liệu hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 15189:2022 mới nhất thì tham khảo tại đây: Bộ tài liệu ISO 15189:2022
Mọi chi tiết xin liên hệ Công ty TNHH chất lượng xét nghiệm Y học (QLAB):
Hotline: 0913.334.212
Cao Văn Tuyến/ 0978.336.115.
Nguyễn Văn Quang/ 0981.109.635.
Nguyễn Văn Chỉnh/ 0942.718.801
Email: chatluongxetnghiem@gmail.com
Facebook: fb.com/chatluongxetnghiem
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.