Quy trình “Xem xét của lãnh đạo” là quy trình thuộc chương I : Tổ chức và quản trị phòng xét nghiệm theo quyết định 2429.
Nội dung của quy trình cần có 3 nội dung chính sau:
1. Lập kế hoạch và chuẩn bị
– Trong suốt quá trình hoạt động của PXN, xem xét của lãnh đạo thể hiện trong hoạt động phê duyệt tài liệu sự không phù hợp.
– Hàng năm QLCL lập kế hoạch xem xét của lãnh đạo theo biểu mẫu “Kế hoạch chất lượng và kết quả giám sát” , lập chương trình xem xét của lãnh đạo theo biểu mẫu “Chương trình xem xét của lãnh đạo” . Lãnh đạo PXN phê duyệt chương trình.
– QLCL thông báo chương trình tới những bộ phận/cá nhân có liên quan để chuẩn bị trước 2 tuần.
– QLCL chuẩn bị báo cáo tình hình hoạt động của hệ thống quản lý trong năm và những đề xuất thích hợp. Các báo cáo viên được phân công cũng chuẩn bị báo cáo với nội dung được phân công.
2. Đầu vào và các hoạt động xem xét
– Thành phần tham dự cuộc họp xem xét của lãnh đạo bao gồm:
+ Đại diện lãnh đạo Bệnh viện
+ Lãnh đạo PXN
+ QLCL, QLKT
+ KTV trưởng
+ Nhân viên
– QLCL là người chủ trì cuộc họp xem xét của lãnh đạo.
– Các nội dung sau sẽ được báo cáo, thảo luận trong cuộc họp xem xét của lãnh đạo:
+ Kết quả xem xét yêu cầu của khách hàng, sự phù hợp của quy trình và các yêu cầu lấy mẫu bệnh phẩm;
+ Thông tin phản hồi từ khách hàng: xem xét dịch vụ có đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của người sử dụng hay không;
+ Đề xuất của nhân viên;
+ Kết quả đánh giá nội bộ: được thực hiện theo đúng kế hoạch;
+ Kết quả giám sát các chỉ số chất lượng: xem xét các chỉ số chất lượng trong quá trình giám sát định kỳ và nêu lên các đề xuất cải tiến chất lượng (nếu có);
+ Kết quả đánh giá từ bên ngoài: xem xét báo cáo sự phù hợp hoặc không phù hợp của các kết quả thực hiện đánh giá từ bên ngoài của PXN và các hành động khắc phục kèm theo;
+ Kết quả tham gia so sánh liên phòng/Ngoại kiểm: xem xét báo cáo sự phù hợp hoặc không phù hợp của các kết quả thực hiện so sánh liên phòng/ngoại kiểm và các hành động khắc phục kèm theo;
+ Theo dõi và giải quyết khiếu nại, phàn nàn của khách hàng: xem xét các khiếu nại, phàn nàn của khách hàng đã được giải quyết thỏa đáng hay chưa;
+ Hoạt động của các nhà cung cấp: xem xét thông tin của các nhà cung cấp, trên cơ sở đó đưa ra lựa chọn phù hợp;
+ Kiểm soát sự không phù hợp: xem xét báo cáo về sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa;
+ Hành động khắc phục, phòng ngừa, cải tiến liên tục: xem xét các báo cáo về kết quả thực hiện và hiệu lực của hành động khắc phục cho sự không phù hợp; các hiệu lực của hành động phòng ngừa được thực hiện; hiệu lực của hành động cải tiến liên tục đã được đưa ra trong kế hoạch;
+ Kết quả của cuộc họp xem xét lãnh đạo lần trước: đánh giá các công việc đã được thực hiện theo kết quả của cuộc họp xem xét lãnh đạo lần trước;
+ Các thay đổi về phạm vi và khối lượng công việc, nhân sự hay cơ sở vật chất có thể ảnh hưởng tới hệ thống quản lý chất lượng: nắm bắt được tình hình và có kế hoạch cụ thể về nhân sự và cơ sở vật chất nếu có thay đổi ảnh hưởng tới hệ thống quản lý chất lượng;
+ Các khuyến nghị, đề xuất cải tiến chất lượng.
– Ngoài ra, cuộc họp cũng cần đánh giá việc đạt được mục tiêu chất lượng của năm cũ và đề xuất mục tiêu cho năm tiếp theo: lãnh đạo có thể đưa ra các khuyến nghị hoặc đề xuất cải tiến chất lượng cho quản lý chất lượng và trưởng khoa.
3. Đầu ra của xem xét
– Quản lý chất lượng xem xét và đánh giá mục tiêu chất lượng và chính sách chất lượng hàng năm và đưa ra các kết luận cuối cùng. Kết quả cuộc họp xem xét lãnh đạo thể hiện qua:
- Đề xuất cải tiến hệ thống quản lý chất lượng và các quy trình;
- Đề xuất cải tiến chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng;
- Mục tiêu chất lượng cho năm tiếp theo;
- Các nguồn lực cần thiết.
– QLCL hoặc người được chỉ định ghi biên bản của cuộc họp theo biểu mẫu ”Biên bản xem xét của lãnh đạo” .
– Sau cuộc họp QLCL lưu toàn bộ hồ sơ liên quan như chương trình, các báo cáo, biên bản họp.
– Kết luận của cuộc họp được QLCL thông báo tới các bộ phận có liên quan.
– Trường hợp trong biên bản họp xem xét của lãnh đạo ghi nhận sự không phù hợp hoặc đề xuất cải tiến, phòng ngừa thì QLCL thực hiện theo quy trình hành động khắc phục , hành động phòng ngừa , cải tiến liên tục.
Ngoài quy trình mẫu, Bộ quy trình còn bao gồm các biểu mẫu đi kèm để thực hiện các quy định trong quy trình. Đặc biệt chúng tôi còn cung cấp các mẫu biểu mẫu có sẵn nội dung để PXN tham khảo áp dụng.
Mọi chi tiết xin liên hệ Công ty TNHH chất lượng xét nghiệm Y học (QLAB):
Cao Văn Tuyến/ 0913.334.212 – 0978.336.115.
Nguyễn Văn Quang/ 0981.109.635.
Email: chatluongxetnghiem@gmail.com
Facebook: fb.com/chatluongxetnghiem
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.